Câu 1. Chương trình đào tạo E-Learning hoạt động theo quy chế nào?
Chương trình đào tạo hoạt động theo:
Câu 2. Trường Đại học Mở Hà Nội là trường công lập, dân lập hay bán công?
Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học công lập thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chức năng nhiệm vụ:
– Là trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.
– Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng thêm tiềm lực cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước (Trích Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Trường Đại học Mở Hà Nội triển khai đa dạng các phương thức đào tạo: Đào tạo chính quy, Đào tạo từ xa; Đào tạo trực tuyến ; Đào tạo vừa học vừa làm.
Câu 3. Đây có phải là học văn bằng 2 hay liên thông không?
Câu 4. Với văn bằng này, tôi có được đăng ký theo học bậc Thạc sĩ hay không?
Người học được học tiếp các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ tại Việt Nam (tham khảo Quyết định 45/2008/QĐ-BGDĐT về Đào tạo trình độ Thạc sĩ, điều 11).
Câu 5. Với bằng đại học từ xa có được thi tuyển công chức hay không?
Thông tư 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Khoản 3 Điều 1 có nêu: “… Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ…”).
Câu 6. Thời gian học theo hệ thống tín chỉ được quy định như thế nào?
Thời gian đào tạo một chương trình/ngành học là 3,5 năm. Thời gian học tập tối đa của sinh viên là 7,2 năm.
Rút ngắn thời gian học: Tùy theo trình độ đầu vào của người học (căn cứ theo văn bằng khi nhập học), căn cứ kết quả các học phần được xét miễn giảm và khả năng học tập của sinh viên, Nhà trường sẽ điều chỉnh rút ngắn thời gian học.
Câu 7. Học phí của chương trình là bao nhiêu và phải nộp như thế nào?
– Học phí hiện tại của chương trình là: 340.000 đồng/1 tín chỉ
– Tổng học phí phải nộp = Số tín chỉ phải học x 340.000 đồng/1 tín chỉ.
– Sinh viên nộp học phí theo đợt học.
○ Đợt 1 nộp học phí theo kế hoạch chung.
○ Sau khi các sinh viên đã hoàn tất thủ tục nhập học và miễn môn (từ đợt 2, 3 hoặc đợt 4 tùy lớp), học phí tương ứng với số tín chỉ thực học trong kỳ. Số học phí nộp vượt (hoặc thiếu) trong đợt 1 và đợt 2 so với số tín chỉ thực học được tính bù trừ trong đợt sau.
○ Căn cứ Thông báo số 9320/TTEL-TB về mức thu học phí năm học 2020 -2021
Câu 8. Tại sao lại nói học E-learning có thể chủ động về thời gian và địa điểm?
Hình thức học tập E-learning cho phép người học học tập ở mọi nơi và vào mọi thời điểm. Ngoài những buổi học tập trung và thi kết thúc học phần tập trung, người học không cần phải đến trường hàng ngày như các loại hình đào tạo khác. Điều này cho phép người học chủ động về thời gian và địa điểm học tập. Ví dụ: Người học vẫn có thể học bài và nộp bài tập ngay cả khi đang đi công tác ở nước ngoài, hoặc vào thời gian học online trực tiếp bạn không thể tham gia, người học vẫn có thể nghe lại bài giảng; do đó việc theo học E-learning giúp người học tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Câu 9. Sinh viên học Chương trình đào tạo đại học trực tuyến EHOU thuận lợi gì?
Câu 10. Tôi thường xuyên phải đi công tác, tôi có thể biết trước lịch học không?
Khi tham gia học người học sẽ đăng ký và nhận được kế hoạch học tập 4 tuần trước khi kỳ học bắt đầu để chủ động sắp xếp kế hoạch cho cá nhân.
Câu 11. Tôi chưa sử dụng thành thạo Internet, vậy tôi có thể theo học được không?
Khi nhập học, sinh viên được hướng dẫn đầy đủ phương pháp học tập trực tuyến, được tư vấn sử dụng các trang thiết bị phục vụ học tập phù hợp. Đầu khoá học, sinh viên được học môn Nhập môn Internet và E-learning. Với môn học này người học sẽ có đủ kỹ năng để học tập trên môi trường E-learning. Đồng thời trong quá trình học tập, người học thường xuyên nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để có thể tham gia đầy đủ khoá học.
Câu 12: Học liệu, giáo trình và môi trường học tập e-Learning?
Học liệu cho đào tạo e-learning bao gồm hệ thống học liệu điện tử theo chuẩn qui định của Trường Đại học Mở Hà Nội được cung cấp miễn phí cho sinh viên, về cơ bản gồm:
Học liệu cho môn học được xây dựng căn cứ vào đề cương chi tiết môn học trong chương trình đào tạo, dựa trên giáo trình của Trường, được nghiệm thu về nội dung và kỹ thuật theo qui định của Nhà trường.
Môi trường học tập trực tuyến tối thiểu phải có thành phần sau:
Trước từng môn học, người học được cung cấp đầy đủ tài liệu như: Kế hoạch học tập môn học (thông tin đầy đủ, rõ ràng đến cho người học về giảng viên, cố vấn học tập, giáo vụ, yêu cầu học tập môn học, cách kiểm tra đánh giá, tính điểm, các lưu ý cho người học để học tập tốt…), nhiệm vụ học tập (gồm các nội dung học tập, các bài tập cần hoàn thành của từng tuần học); Học liệu (giáo trình điện tử, bài giảng video, bài giảng trình chiếu, video bài giảng trực tuyến, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập)… Học liệu được biên soạn dành cho đối tượng tự học, sự đầy đủ và hoàn thiện về tài liệu học tập là điểm khác biệt lớn của hình thức học này.
Câu 13. Giáo trình và tài liệu của E-learning có gì khác giáo trình truyền thống?
Học từ xa lấy tự học là chủ yếu (Thông tư 10/2017/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khác với giáo trình thông thường dùng cho hệ chính quy, giáo trình E-learning được biên soạn theo hướng học liệu tự học. Đầu mỗi bài đều có nêu rõ mục tiêu và hướng dẫn học tập, các nội dung học tập được trình bày rõ ràng dễ hiểu phù hợp với đối tượng tự học, cuối bài luôn có câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự đánh giá trình độ.
Câu 14. Nếu tôi được miễn môn thì học phí đóng như thế nào?
Theo quy định của Trường Đại học Mở Hà Nội, phí môn miễn là 100.000đ/môn
Câu 15. Sinh viên miễn môn thì điểm của môn đó được tính như thế nào?
Theo quy định 6116/ĐHM ngày 30 tháng 12 năm 2019:
Câu 16. Đào tạo theo tín chỉ, sinh viên tự đăng ký khối lượng học tập không?
Người học sẽ được hỗ trợ sắp xếp khối lượng học tập phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết theo căn cứ Chương trình đào tạo quy định. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký KHHT tùy theo khả năng học tập của mình và được Trung tâm xác nhận. Tuy nhiên, việc xét tốt nghiệp vẫn phải căn cứ vào thời gian học tập tối thiểu theo quy định đào tạo.
Câu 17. Ngành đào tạo Đại học Từ xa theo phương thức E-learning?
Câu 18. Đối tượng tuyển sinh ĐTTX theo phương thức E-learning?
Câu 19. Hình thức tuyển sinh Đại học từ xa theo phương thức E-learning?
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển)
Câu 20. Thời gian tuyển sinh Đại học Từ xa theo phương thức E-learning?
Câu 21. Văn bằng tốt nghiệp?
Câu 22. Thủ tục đăng ký xét tuyển?
Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ
Học phí: 340.000đ/tín chỉ (theo số tín chỉ của từng môn học).
Câu 23. Sinh viên tham gia học có thể dự thi kết thúc học phần tại địa điểm nào?
* Khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Mở Hà Nội
Địa chỉ: Tòa nhà An & Huy, Lô GD 1-3, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.
* Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại
Địa chỉ:
– CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
– CS2: Số 9 Phú Thứ, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội”
* Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long
Địa chỉ: Xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, Hà Nội
* Trường Trung cấp Future Việt Nam
Địa chỉ: Tòa Nhà VAPA, ngõ 3, Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
* Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Phú Xuyên
Địa chỉ: Thôn Nam Quất – xã Nam Triều – Huyện Phú Xuyên – Hà Nội
* Viện Đào tạo và Phát triển Giáo dục Việt Nam
Địa chỉ: Số 4, Khu nhà 39 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tại TP Hồ Chí Minh:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng
Địa chỉ: 37/3-37/5 Ngô Tất Tố, P. 21, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Website: gdtxtonducthang.edu.vn
* Trường Trung cấp Mai Linh
Địa chỉ :
CS1: Số 162 Lê Thị Riêng, P. Thới An, Quận 12, TP.HCM
CS2: Hẻm 424, Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp TP. HCM
* Trường Trung cấp Tin học Sài Gòn
Địa chỉ:
CS1: Số 14 – 18 Nguyễn An Ninh, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Phường 14, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh –
CS2: 801/19 Tầm Vu, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
* Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Tp.HCM
Địa chỉ: Số 182 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, Tp.HCM
* Trường Trung cấp Lê Thị Riêng
Địa chỉ: Đường 9, Phường Phước Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
Tại Phú Yên:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên
Địa chỉ: Nguyễn Huệ, Phường 2, TP. Tuy Hòa, Phú Yên
Tại Đà Nẵng:
* Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 295 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Website: http://danang.hou.edu.vn/
Tại Nha Trang:
* Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa
Địa chỉ: Số 1028 đường 2/4, P.Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
Tại Gia Lai:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: Số 61 Lý Thái Tổ Thị xã Pleiku, P. Thống Nhất, Thành phố Pleiku, Gia Lai
Website: http://gdtxtinh.gialai.edu.vn/
Tại Quảng Bình:
* Trường Đại học Quảng Bình
Địa chỉ: 312 Lý Thường Kiệt, P. Bắc Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình
Tại Thanh Hóa:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh hóa
Địa chỉ: Số 04 Đường Nguyễn Tạo – P.Trường Thi – Tp.Thanh Hóa
Tại Hà Tĩnh:
* Trung tâm Bồi dưỡng NVSP & GDTX tỉnh Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 8 ngõ 24, Nguyễn Công Trứ, P.Tân Giang, Hà Tĩnh.
Website: ttgdtxhatinh.edu.vn
Tại Nghệ An:
* Trường Cao đẳng Việt Đức Nghệ An
Địa chỉ: 315 Lê Duẩn, Trường Thi, Thành phố Vinh, Nghệ An.
Website: http://cdvdna.edu.vn
Tại Ninh Bình:
* Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật & Tại chức Ninh Bình
Địa chỉ: Phường Bích Đào – TP Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình
Website: ninhbinh.edu.vn/trungcapkinhte/
Tại Vĩnh Phúc:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Số 43, Chu Văn An, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Website: www.gdtxtinhvinhphuc.edu.vn
Tại Quảng Ninh:
* Trường Đào tạo Cán bộ Nguyễn Văn Cừ
Địa chỉ: Vườn Đào, Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
Website: daotaoquangninh.edu.vn
Tại Hải Phòng:
* Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
Địa chỉ: Số 264 Trần Nhân Tông, Nam Sơn, Kiến An, Hải Phòng
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng.
Địa chỉ: Số 33, Nguyễn Đức Cảnh, An Biên, Lê Chân, Hải Phòng
* Trung cấp Bảo Châu.
Địa chỉ: Số 29 Đường Ủy ban, P Đằng Lâm, Quận Hải An, Tp. Hải Phòng
Tại Hà Giang:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hướng nghiệp tỉnh Hà Giang
Địa chỉ: Tổ 15, P. Minh Khai, Tp. Hà Giang
Tại Lai Châu:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Lai Châu
Địa chỉ: Nguyễn Trãi, Quyết Thắng, Thị xã Lai Châu, Lai Châu
Website: http://laichau.edu.vn/gdtxtinh
Tại Lào Cai:
* Trung tâm KTTH-HN dạy nghề và GDTX Lào Cai
Địa chỉ: Phố Vạn Hoa, P. Kim Tân, Tp. Lào Cai
Tại Yên Bái:
* Trường CĐ Sư phạm Yên Bái
Địa chỉ: Số 9, Đường Lê Trực, P. Đồng Tâm, Tp. Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
Tại Hải Dương:
* Trung tâm GDTX – Ngoại ngữ, Tin học tỉnh Hải Dương
Địa chỉ: 310 Nguyễn Lương Bằng, TP. Hải Dương
Website: http://gdtxhaiduong.edu.vn/
Tại Thái Bình:
* Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: P. Hoàng Hiệu, TP. Thái Bình
Website: http://vlthaibinh.vieclamvietnam.gov.vn
Tại Bắc Ninh:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Số 39 đường Nguyễn Đăng Đạo P. Suối Hoa – TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Website: http://gdtxbacninh.bacninh.edu.vn/
* Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học thuộc Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công An Nhân Dân
Địa chỉ: Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Tại Bắc Giang:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang
Địa chỉ: Số 832 đường Lê Lợi, Tp.Bắc Giang
Tại Đồng Nai:
* Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Đường D10-Võ Thị Sáu, KP.7, Thống Nhất, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Website: www.gdtxdongnai.edu.vn
Tại Bình Phước:
* Trường Trung cấp Việt Hàn
Địa chỉ: Phan Bội Châu, Tân Bình, Đồng Xoài, Bình Phước.
Tại Cần Thơ:
* Trường TC Nghề Đông Dương
Địa chỉ: Lô 5, Đường A2, Khu Đô Thị Phú An, Phường Phú Thứ, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Câu 24. Tôi phải nộp những giấy tờ gì để được theo học?
Phiếu đăng ký xét tuyển có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác. Tải mẫu phiếu đăng ký tại trang thông tin điện tử của Trường: http://tuyensinh.ehou.edu.vn
+ Bản sao công chứng văn bằng cao nhất đã có (tính đến bằng Đại học); (Đối với những sinh viên có bằng tốt nghiệp tại các trường trong nước liên kết với nước ngoài hoặc các trường ở nước ngoài phải được công nhận giá trị văn bằng của Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan nhà nước khác được phép công nhận giá trị văn bằng. Đối với bằng Trung cấp nghề nộp kèm bản sao THPT hoặc bảng điểm có môn văn hóa);
+ Bản sao công chứng giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
+ Bản sao công chứng văn bằng Lý luận Chính trị (nếu có) (không nộp bản chính);
+ 02 ảnh 3×4 ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh (không kể ảnh dán trên phiếu đăng ký);
Chú ý: Các bản sao yêu cầu công chứng trên khổ giấy A4. Sau khi được xét tuyển vào học, không trả lại hồ sơ.
Câu 25. Phí xét tuyển, học phí và cách thức nộp như thế nào?
Câu 26. Người học cập nhật thông tin từ đâu sau khi đã nộp hồ sơ xét tuyển ?
+ Nộp các giấy tờ có ghi trong giấy báo nhập học
+ Nộp Phí xét tuyển và Học phí
+ Nhận kế hoạch khai giảng, kế hoạch học tập.
+ Nếu sinh viên không nhận được giấy báo, hoặc giấy báo bị thất lạc xin vui lòng liên hệ với bộ phận Tuyển sinh.
Câu 27. Sinh viên đang học Đại học có được theo học không?
Câu 28. Sinh viên hệ từ xa có được hưởng chể độ ưu đãi không?
Câu 29. Sinh viên học xong bằng Luật kinh tế có được học tiếp bằng Luật sư không?
Sinh viên đã có bằng Luật (chính Quy hoặc Từ xa) của Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được học tiếp bằng Luật sư tại Học viện Tư pháp (thời gian học 6 tháng kiến thức và 18 tháng thực tập) sau khi đạt kết quả thực tập sẽ được hành nghề Luật sư.
Câu 30. Sinh viên đăng ký học ngành tiếp theo sẽ được ưu đãi gì?
Câu 31. Đội ngũ hỗ trợ người học theo phương pháp trực tuyến?