Quản lý & Hỗ trợ sinh viên

1. Học liệu và môi trường học tập trực tuyến

Với tài khoản học tập của mình, sinh viên được truy cập vào hệ thống học trực tuyến để tham gia học tập các môn học theo kế hoạch học tập đã đăng ký. Sinh viên được cung cấp đầy đủ các học liệu của môn học và môi trường học tập trực tuyến.

Học liệu cho sinh viên E-Learning bao gồm:           

   –    Kế hoạch học tập môn học

   –    Đề cương hướng dẫn học tập môn học

   –    Giáo trình, bài giảng phiên bản điện tử

   –    Bài giảng đa phương tiện được đăng tải trên hệ thống

   –    Giáo trình, bài giảng in ấn (sinh viên đăng ký mua)

   –    Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến

   –    File ghi toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến.

Môi trường học tập trực tuyến bao gồm:

   –    Lớp học trực tuyến có các nội dung học tập

   –    Diễn đàn trên mạng để trao đổi với giảng viên, cố vấn học tập

–    Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua: điện thoại, thư điện tử (email), tin nhắn

   –    Trang web thông tin.

2. Quản lý sinh viên

 –    Lớp quản lý: Hình thành từ đầu khoá học cho đến cuối khoá học dưới sự quản lý của Cố vấn học tập. Mục đích của lớp quản lý là để duy trì những sinh hoạt đoàn thể, lao động, xét kết quả rèn luyện, xét khen thưởng, phổ biến những thông tin của nhà trường đến sinh viên.

–    Nhóm: Các lớp quản lý được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có khoảng từ 9-15 thành viên. Mục đích để các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau trong việc học tập, duy trì các hoạt động đoàn thể, xét khen thưởng trong nhóm làm căn cứ xét khen thưởng toàn lớp, hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành bài tập nhóm.

–    Lớp môn học: Những sinh viên theo học cùng một học phần trong cùng một khoảng thời gian, cùng một giảng viên. Lớp học có thể thay đổi trong quá trình học, phụ thuộc vào đặc thù, yêu cầu của từng môn học.

3. Cung cấp và hỗ trợ thông tin

Từ khi đăng ký đến khi vào học, sinh viên được cung cấp, tư vấn và hỗ trợ đầy đủ thông tin liên quan đến việc học tập.

Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời các thông tin về lớp học, nhiệm vụ học tập, về kế hoạch, lịch học tập và thi hết môn, các thông báo… Sinh viên được giải đáp các thắc mắc trong vòng 72 giờ về kiến thức chuyên môn, thủ tục giáo vụ và vấn đề kỹ thuật. Sinh viên được cung cấp các công cụ để trao đổi và học tập như diễn đàn trên mạng, thư điện tử.

4. Hỗ trợ kỹ thuật

Trước khi bắt đầu học các môn học trong chương trình, sinh viên được hướng dẫn:

–   Cách học tập trên công nghệ eLearning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp);

–   Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị…);

–   Cách học tập hiệu quả.

5. Giải quyết các thủ tục hành chính

Sinh viên đăng ký kế hoạch học tập vào đầu khoá học và trước mỗi kỳ học, nộp cho Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp.

Sinh viên được giải quyết các thủ tục hành chính: chuyển lớp, chuyển ngành học, chuyển địa điểm học, đăng ký xét miễn học phần, xác nhận sinh viên, bảo lưu kết quả học tập, tiếp tục theo học, hoãn thi, đăng ký thi lại, đăng ký ngành học thứ hai, chuyển đổi phương thức học tập, đăng ký địa điểm thi kết thúc học phần …(theo mẫu đơn của Trung tâm) sau 01 tuần đăng ký.

 6. Chuyển đổi phương thức học tập

 Sinh viên đang theo học phương thức eLearning nếu có nhu cầu và nguyện vọng được tạo điều kiện đăng ký chuyển đổi phương thức đào tạo từ xa truyền thống.

Đồng thời, Trung tâm E-Learning cũng tiếp nhận các sinh viên chuyển đổi phương thức  học tập từ xa truyền thống sang phương thức eLearning.

Thủ tục: Sinh viên làm đơn xin chuyển đổi phương thức học tập theo hướng dẫn, có xác nhận của nơi đang học, kèm theo quyết định đầu vào, bảng điểm xác nhận các môn đã học và đạt.

7. Câu lạc bộ:

Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên thành lập các Câu lạc bộ với mục đích xây dựng môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn cũng như các hoạt động tập thể; tạo dựng sân chơi lành mạnh, sôi nổi và bổ ích, thu hút đông đảo sinh viên tham gia.

Khi có nhu cầu tham gia Câu lạc bộ hoặc tổ chức thành lập Câu lạc bộ mới, sinh viên cần đăng ký với Cố vấn học/Chủ nhiệm lớp tập qua Ban cán sự lớp để xin phép nhà trường hoạt động.

Nhà trường sẽ phê duyệt điều lệ hoạt động, kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ.

8. Tư vấn và hỗ trợ thực tập, tìm việc:

Căn cứ nhu cầu của sinh viên, Trung tâm E-Learning phối hợp với Trung tâm Dịch vụ & Hỗ trợ sinh viên  – Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức các buổi tọa đàm giữa các doanh nghiệp với sinh viên, giúp sinh viên nắm bắt được yêu cầu của doanh nghiệp, rút ra được nhiều kinh nghiệm trong thực tế mà doanh nghiệp đặt ra, tạo cơ hội cho sinh viên thực tập và cơ hội nghề nghiệp.

 9. Đóng học phí trực tiếp hoặc chuyển khoản:

Trước mỗi kỳ học, sinh viên được thông báo về việc thu học phí. Sinh viên có thể đóng học phí trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của Viện Đại học Mở Hà Nội (theo hướng dẫn tại thông báo thu học phí).

Sinh viên cần giữ phiếu thu hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng. Sinh viên chuyển khoản cần nộp cho kế toán của Trung tâm hoặc Cán bộ cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp bản photo giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng.

10. Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp:

Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp là Cán bộ của Trung tâm Đào tạo E-Learning – Viện Đại học Mở Hà Nội có nhiệm vụ:

  • Hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập.

+    Phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo, các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên.

+    Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập, cung cấp các thông tin liên quan đến khóa học.

+    Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi thẩm quyền; (không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên);

  • Quản lý quá trình học tập của sinh viên:

         +    Quản lý hồ sơ và thông tin cá nhân sinh viên. Giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên.

+    Quản lý quá trình học tập của sinh viên theo từng kỳ học.

+    Quản lý kết quả học tập của sinh viên. Phối hợp với hội đồng thi xét điều kiện thi; theo dõi nắm kết quả kiểm tra, thi, viết tiểu luận cuối khoá.

+    Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; Hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trung tâm và nhà trường.

+    Đề xuất hình thức khen thưởng, kỉ luật sinh viên với Ban giám đốc Trung tâm.

11. Quản lý học tập:

Quản lý học tập (đại diện đơn vị hợp tác – Công ty Edutop64 – Tổ hợp giáo dục TOPICA) có nhiệm vụ:

+    Phối hợp với Chủ nhiệm lớp trong việc theo dõi quá trình học tập của sinh viên trên hệ thống eLearning, nhắc nhở sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập hàng tuần, thực hiện kế hoạch học và thi, tổ chức sinh hoạt lớp cuối mỗi kỳ học.

+    Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập trên công nghệ eLearning, hỗ trợ cho sinh viên về vấn đề kỹ thuật trong quá trình học tập.

 


Dịch ngôn ngữ (Translate) »