Ngành Công nghệ Thông tin

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Học phí: 493.000đ/ 1 tín chỉ

Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây

Ngành Công nghệ Thông tin tại Trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc và toàn diện, trang bị kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ thông tin như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và An toàn hệ thống, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo. Với một chương trình học được thiết kế để đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để định hình tương lai công  nghệ.

Mục tiêu đào tạo:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể nắm giữ các vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành nghề và xã hội.

Sinh viên được học tập trong môi trường tốt, hiện đại; được tiếp cận các trang thiết bị, hệ thống máy tính hiện đại. Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động, chương trình, các cuộc thi về công nghệ và các sân chơi nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp nhằm áp dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế.

Cơ hội nghề nghiệp

Công nghệ Thông tin ngày càng phát triển, có vị trí trọng yếu trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học công nghệ … đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chuyển đổi số, sản xuất thông minh và kinh tế tri thức mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên tốt nghiệp từ HOU. Từ vị trí lập trình viên, nhà phân tích hệ thông, đến chuyên gia an ninh mạng, cánh cửa tới sự nghiệp thành công luôn mở rộng chào đón những tài năng mới. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm ít nhất một trong số các công việc sau:

  • Phát triển phần mềm

  • Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm

  • Hỗ trợ kỹ thuật

  • Phân tích nghiệp vụ, Phân tích và thiết kế hệ thống

  • Thiết lập và Quản trị hệ thống, Mạng

  • Quản trị Cơ sở dữ liệu

  • Phát triển hệ thống thông minh/ trí tuệ nhân tạo

  • Nghiên cứu người dùng

  • Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số

  • Đảm bảo an ninh mạng/ an toàn hệ thống.

           

            


Dịch ngôn ngữ (Translate) »