Ngành Quản trị Kinh doanh

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ

Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.

Học phí: 493.000đ/ 1 tín chỉ

Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây

Quản trị kinh doanh là ngành học khai phá tiềm năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh… cho những người học năng động, yêu ngành và muốn làm giàu chính đáng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc đào tạo nhân lực ngành quản trị kinh doanh được chú trọng ở mọi quốc gia với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng ứng dụng, trang bị cho người học các kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, cấu trúc và cơ chế vận hành của tổ chức và doanh nghiệp; kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn để phân tích, hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá các chính sách liên quan đến lĩnh vực Quản trị kinh doanh; tư duy đổi mới sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, năng lực số nhằm thích ứng nhanh với môi trường hội nhập trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Cử nhân Quản trị kinh doanh sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản sau: 

  • Kiến thức ngành bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn về khoa học kinh tế (kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển), khoa học quản trị, khoa học tài chính – tiền tệ…và những công cụ đo lường và phân tích kinh tế;

  • Các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cũng như kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, bao gồm từ việc hoạch định chiến lược, tổ chức, điều hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình sản xuất – kinh doanh;

  • Khối kiến thức bổ trợ nhằm giúp SV có kiến thức tổng hợp, toàn diện và cập nhật về chuyên môn nghề nghiệp, đặc biệt là toán học, tin học vào công tác quản trị như điều khiển học kinh tế, thương mại điện tử, kỹ năng mềm…

  • Triển vọng nghề nghiệp

Nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới ngày càng phát triển và cần đội ngũ lao động có trình độ cao. Ngành Quản trị kinh doanh trở thành một trong những ngành đào tạo thu hút rất nhiều người quan tâm với cơ hội nghề nghiệp của ngành học rất đa dạng. Thị trường việc làm của ngành QTKD ngày càng được mở rộng trong nước cũng như quốc tế.

ngành quản trị kinh doanh

Cử nhân Quản trị kinh doanh sẽ có cơ hội gì khi ra trường?

  • Là những người năng động, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn với các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể thích ứng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, dưới điều kiện làm việc áp lực cao;

  • Có khả năng tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; tổ chức, lãnh đạo và điều hành hoạt động của doanh nghiệp với vai trò của một nhà quản trị;

  • Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao về kinh tế, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ giám đốc, thương mại, đầu tư trong và ngoài nước;

  • Đủ trình độ học bằng đại học thứ  2 của các chuyên ngành liên quan và bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sĩ) chuyên ngành Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước…

  • Các cơ hội việc làm khi sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn. Các cơ hội làm việc tại nhiều vị trí, từ nhân viên/chuyên viên đến trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc… ở nhiều bộ phận của các tổ chức như:

+ Kinh doanh – Sales

– Bán hàng/đại diện bán hàng (Salesman/ Sales Representatives): Là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhiều nhất; chịu trách nhiệm tìm kiếm, kết nối, giao dịch và chăm sóc khách hàng, lên kế hoạch bán hàng, phát triển khách hàng,…

– Giám sát bán hàng (Supervisor): Là người quản lý một khu vực thị trường nhỏ với công việc chính là xây dựng kế hoạch bán hàng, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng.

– Phụ trách bán hàng khu vực (Area Sales Manager): thường quản lý từ 3-5 Supervisor, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến và bán hàng cho khu vực thị trường mình phụ trách; lên kế hoạch và tham gia tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân viên; theo dõi khách hàng hiện có, phát triển khách hàng mới; báo cáo và theo dõi doanh số bán sản phẩm định kỳ; phân tích số liệu bán hàng, chất lượng sản phẩm và so sánh với sản phẩm cạnh tranh nhằm đề xuất giải pháp phát triển thị trường; và những công việc khác.

– Xuất nhập khẩu (kinh doanh quốc tế)

– Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch, Giám đốc điều hành…

+ Quản trị nguồn nhân lực

– Nhân viên tuyển dụng

– Nhân viên lương thưởng và phúc lợi

– Chuyên gia phân tích công việc

– Quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.

– Đào tạo huấn luyện nhân viên

+ Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng.

– Chuyên viên marketing: Thực hiện những nhiệm vụ do Brand manager và/hoặc Marketing manager giao, chẳng hạn như: nghiên cứu khách hàng, đối thủ, môi trường kinh doanh; thực hiện và đánh giá kế hoạch marketing;…

– Brand manager: Độc lập quản lý một hay nhiều nhãn hàng. Brand manager chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đảm bảo doanh số và lợi nhuận bán hàng và hoạt động khác liên quan đến nhãn hàng mình quản lý.

– Marketing manager: Quản lý toàn bộ công việc marketing của doanh nghiệp nhỏ hoặc một ngành hàng của doanh nghiệp lớn. Marketing manager quản lý hoạt động của Brand manager và phân bổ ngân sách marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.

+ Quản lý tài chính

 – Chuyên gia phân tích tài chính

 – Môi giới chứng khoán

– Giao dịch viên chứng khoán

– Quản lý tài chính

– Phân tích đánh giá bất động sản

– Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn.

+ Quản trị chuỗi cung ứng

Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… với nhiều tiềm năng để phát triển. Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, … Bao gồm:

– Dịch vụ vận tải hàng hải;

– Dịch vụ vận tải hàng không

– Dịch vụ vận tải thủy nội địa

– Dịch vụ vận tải đường bộ

– Dịch vụ vận tải đường sắt

– Dịch vụ vận tải đường ống.

SV nganh QTKD dạt giải Nhất HOU SV Startup 202n_2

Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:

– Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

– Dịch vụ bưu chính;

– Dịch vụ thương mại bán buôn;

– Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

+ Kế hoạch – đầu tư – sản xuất

– Chuyên viên xây dựng chiến lược và lập kế hoạch

– Công việc về quản lý chất lượng

+ Khởi nghiệp bằng việc tự thành lập và điều hành công ty riêng.

+ Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về QTKD tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc  các Viện, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành.

 

                            


Dịch ngôn ngữ (Translate) »