(Tên tiếng Anh: E-Learning Center – ELC-HOU)
Ngày thành lập
Trung tâm Đào tạo Trực tuyến được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 2009 (theo Quyết định số 306/QĐ-ĐHM-TC của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội nay đổi tên thành Trường Đại học Mở Hà Nội).
Ngày 23/12/2021, Trung tâm điều chỉnh tên thành Trung tâm Đào tạo Trực tuyến, theo quyết định số 5893/QĐ-ĐHM của Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội
Chức năng – Nhiệm vụ
Mục tiêu đào tạo
Địa điểm làm việc :
Ban lãnh đạo Trung tâm
ThS. Bùi Thị Lự Giám đốc Trung tâm
Điện thoại: 0936391883
E-mail: builu@hou.edu.vn
TS. Đặng Hải Đăng Phó Giám đốc Trung tâm
Điện thoại: 0983911478
E-mail: dangdh@hou.edu.vn
Trạm đào tạo: Trường ĐHMHN đặt các Trạm đào tạo tại các Tỉnh/Thành sau: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Phú Yên, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Phước. Trường tiếp tục mở các trạm đào tạo trên toàn quốc Xem tại đây .
Quá trình phát triển đào tạo trực tuyến
Trong thế kỷ XXI, ứng dụng eLearning vào đào tạo đã và đang trở thành xu thế phát triển của thế giới, nhất là đối với cộng đồng giáo dục mở và từ xa. Phương pháp học tập dựa trên công nghệ ICT đang làm thay đổi ngành giáo dục thế giới từ công tác quản lý đào tạo đến công tác tổ chức dạy và học, từ xây dựng bài giảng đến tương tác giảng viên-sinh viên… Đề án đổi mới giáo dục đại học đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: 4,5% dân số học đại học (4,5 triệu người), trong đó 40% học chính quy, 40% học từ xa, 20% học trực tuyến.
Cho đến nay, hình thức đào tạo từ xa truyền thống đã được đông đảo sinh viên trên khắp mọi miền đất nước công nhận và tham gia học tập. Trong những năm qua, Trường ĐHMHN đã xác định cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong lĩnh vực đào tạo từ xa, góp phần tạo ra các bước đổi mới mạnh mẽ về công nghệ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và phát triển các sản phẩm ICT có hàm lượng trí tuệ cao phục vụ hiệu quả cho hệ thống đào tạo từ xa nhằm phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Là cơ sở giáo dục đại học có nhiệm vụ và sứ mạng phát triển các hình thức giáo dục để mang lại cơ hội học tập cho mọi người, từ năm 2005-2006, Trường ĐHMHN đã xác định tầm quan trọng trong ứng dụng công nghệ eLearning vào công tác đào tạo. Năm 2008, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các mô hình đào tạo trực tuyến trên thế giới, Trường ĐHMHN đã xây dựng thành công mô hình đào tạo trực tuyến phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Năm 2009, Trường đã bắt đầu triển khai phương thức đào tạo này và đã thu hút được ngày càng tăng số lượng người học đăng ký tham gia. Tổng quy mô nhập học từ 2009 cho đến năm 2013 đối với CT HOU-Topica là 13.822 sinh viên. Từ 2013 bắt đầu tuyển sinh CT EHOU, quy mô nhập học EHOU hàng năm tăng dần, cho đến tháng 6/2024 đạt 27.541 sinh viên. Tổng quy mô sinh viên đã nhập học 2 Chương trình tại đơn vị cho đến nay là 41.363 sinh viên.
Là một trong những trường đại học đi đầu ở Việt Nam về đào tạo từ xa, và cũng từ nhiều năm là thành viên chính thức của Hiệp hội các trường đại học Mở Châu Á (AAOU), Trường ĐHMHN đã thực hiện nhiều nghiên cứu về công nghệ và các xu hướng phát triển đào tạo trong nước và quốc tế. Trường xác định rằng eLearning chính là giải pháp quan trọng nhất để đa dạng hóa phương thức đào tạo, thay đổi cơ bản trong cách dạy và học, mở rộng quy mô, đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh các chương trình hợp tác quốc tế trong giai đoạn 2010-2020. Trong những năm qua, Trường đã đầu tư cho hạ tầng công nghệ e-learning, học liệu điện tử đào tạo trực tuyến của các ngành, quy trình tổ chức quản lý – đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu người học.
Từ năm 2013, Nhà trường tích cực tham gia các dự án, đề án liên quan đến công tác phát triển công nghệ, xây dựng học liệu và tổ chức đào tạo trực tuyến (eLearning) như Đề án Ngoại ngữ Quốc Gia (Khóa Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ và Phương pháp dạy học tiếng Anh – Bộ GD&ĐT); Đề án Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Bộ GD&ĐT hợp tác với Tổ chức UNESCO); Chương trình đào tạo tập huấn cho cán bộ công chức ngành giáo dục tại nhiều địa phương trong toàn quốc (Cục Nhà giáo – Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Học viện Quản lý Giáo dục); Đề án xây dựng xã hội học tập của Bộ GD&ĐT…
Trường ĐHMHN đã được Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng và triển khai đào tạo theo phương thức E-Learning tại Trường Đại học Mở Hà Nội” bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của tổ chức KOICA – Hàn Quốc. Dự án được thực hiện từ đầu năm 2015 với tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng. Dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực hoạt động, phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến và trang bị thêm cơ sở hạ tầng phục vụ cho đào tạo trực tuyến của Trường ĐHMHN.
Trong những năm tới, Trường Đại học Mở Hà Nội tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, đối tượng và ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Mở rộng quy mô trong khi vẫn phải đảm bảo các chuẩn mực về chất lượng đào tạo là một trong những mục tiêu quan trọng của Trường ĐHMHN. Bên cạnh việc đảm bảo các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo hạ tầng công nghệ và học liệu cho đào tạo trực tuyến (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng), Trường ĐHMHN tiếp tục nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thế hệ công nghệ mới phù hợp với điều kiện ở Việt Nam; không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng tối đa người học có điều kiện tham gia học tập, tiếp cận với tri thức, với công nghệ hiện đại.
Trong khuôn khổ thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập, ngoài triển khai các chương trình giáo dục đại học, đào tạo bằng công nghệ eLearning của Nhà trường sẽ phát huy tối đa tính mở, tính mềm dẻo trong mô hình đào tạo hiện có, tạo điều kiện tốt hơn cho mọi tầng lớp nhân dân được học tập thường xuyên, học suốt đời, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ năm 2019 -2024:
Tuyển sinh thêm ngành Luật, Quản trị Khách sạn, Thương mại Điện tử, Ngôn ngữ Trung Quốc. Phát triển thêm các Đơn vị phối hợp đào tạo tại: Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ.
Từ ngày 01/3/2020, quy định về bằng tốt nghiệp đại học thực hiện theo Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT, trên văn bằng tốt nghiệp đại học sẽ không phân biệt các loại hình đào tạo như trước đây, là lợi thế cho người học, nhưng cũng đặt ra yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo phương thức trực tuyến. Nhà trường triển khai thống nhất chung một quy chế tổ chức đào tạo cho các hình thức đào tạo khác nhau, đảm bảo sự chặt chẽ, xuyên suốt và ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của phương thức đào tạo trực tuyến.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức và quản lý đào tạo, đăng ký kế hoạch học tập, xét công nhận kết quả học tập, xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ, xét tốt nghiệp. Tăng cường hiệu quả, chất lượng đối với hình thức đào tạo từ xa, phương thức trực tuyến trong nhà trường.
Trong giai đoạn này, đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, trong những giai đoạn khó khăn và việc đến trường học gần như bị dừng hoàn toàn, Trung tâm vẫn đảm bảo, duy trì và vận hành các hoạt động đào tạo trực tuyến cho toàn bộ sinh viên tham gia học tập trên mọi vùng miền, đồng thời triển khai tổ chức thi trực tuyến, đảm bảo các quy định, quy chế chung, giúp người học đảm bảo kế hoạch học tập và ra trường đúng tiến độ, thể hiện ưu thế vượt trội và khẳng định vai trò, vị thế của đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp tục phát triển mạng lưới các Đơn vị phối hợp đào tạo, tăng quy mô tuyển sinh, song song với việc phát triển học liệu điện tử, nâng cấp hệ thống công nghệ và tăng cường các giải pháp nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, giúp Trung tâm đạt được nhiều thành tựu, điểm nhấn trong đào tạo trực tuyến, làm tiền đề để Trung tâm phát triển lên tầm cao mới trong giai đoạn tiếp theo.