Học liệu điện tử (HLĐT) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học trong học tập điện tử (e-Learning), bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo… (theo Điều 2, mục 2, Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 04 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng)
Học liệu điện tử là một trong những điều kiện quan trọng nhất mà các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Học liệu điện tử cho đào tạo trực tuyến tại Trung tâm E-learning được cung cấp dưới nhiều định dạng, đảm bảo chuyên môn, sinh viên có thể truy cập trên nhiều thiết bị và các trình duyệt phổ biến.
Học liệu điện tử đa phương tiện (Multimedia)
Là dạng học liệu chủ yếu được sử dụng cho sinh viên học tập, được xây dựng dựa theo chuẩn SCORM cho phép kết hợp nhiều định dạng học liệu điện tử khác nhau (Text, Audio, Hình ảnh, Video, Câu hỏi trắc nghiệm, Trò chơi,…) và được cấu trúc theo dạng các Slide, do vậy giúp cho bài giảng tăng tính sống động và thu hút người học. Học liệu điện tử định dạng Multimedia đáp ứng tính tương tác từ phía người học thông qua các bài tập tự đánh giá hay các trò chơi nhỏ giúp người học tự kiểm tra kiến thức đã học và giải tỏa stress trong quá trình học.
Học liệu điện tử đa phương tiện được chia thành 2 mức độ như sau:
|
Rich Media Cơ bản |
Rich Media Tương tác |
Tiếp cận từ phía người học |
Người học học lý thuyết thông qua nội dung đã được đóng gói. Cuối bài học có câu hỏi tự kiểm tra, đánh giá. |
Người học tương tác với nội dung ngay khi đang học bài, tự điều hướng nội dung và kiểm soát tiến trình học tập phù hợp với bản thân. |
Thành phần |
Audio giảng bài Slide, text nội dung Kịch bản, câu hỏi đánh giá |
Video, audio giảng bài Slide, text nội dung Kịch bản, câu đố, tiến trình tương tác |
Học liệu điện tử dạng Text được biên soạn thông qua các phần mềm soạn thảo văn bản thường dùng để trình bày các nội dung bài giảng, hướng dẫn ở dạng giáo trình số. Trong các văn bản, nội dung được cấu trúc và có thể chèn vào các hình ảnh mô tả để thu hút người học.
Các dạng học liệu dạng Text thông dụng: Word, Excel, Power Point, Pdf,…
Học liệu điện tử dạng Video có sự kết giữa học liệu điện tử dạng Text và học liệu điện tử dạng Audio. Học liệu điện tử dạng Video được xây dựng bằng phương pháp Ghi âm, Ghi hình kết hợp với việc xử lý các hiệu ứng đồ họa. Các kỹ thuật cơ bản trong xử lý Video bao gồm: Xử lý hình ảnh, xử lý âm thanh, xử lý khớp hình và tiếng, các xử lý tạo hiệu ứng trên Video.
Các dạng học liệu Video thông dụng: Mp4, Avi, Wav, Flav…
Học liệu điện tử dạng Video có 2 mức độ như sau:
|
Video Cơ bản |
Video tương tác |
Tiếp cận từ phía người học |
Người học theo dõi video có giảng viên dạy thông qua nội dung học tập đã được chuẩn bị như: Slide, quay lại màn hình. |
Người học vừa theo dõi và tương tác, điều khiển trực tiếp nội dung hiển thị trên màn hình theo yêu cầu. |
Thành phần |
Video giảng viên giảng bài Slide nội dung bài giảng |
Video, audio giảng bài Slide nội dung bài giảng Kịch bản tương tác, câu hỏi |
Học liệu điện tử dạng Audio được xây dựng bằng các cách như: ghi âm lời giảng của giảng viên; ghi âm lời đọc các giáo trình, sách, học liệu điện tử dạng Text; các file âm thanh (thường được sử dụng trong giảng dạy các môn học về ngoại ngữ)…
Các dạng học liệu dạng Audio: Mp3, Wma, Midi, …
Đội ngũ xây dưng học liệu:
– Người quản lý, điều phối chung
Thực hiện phân tích đối tượng học trực tuyến, điều phối tất cả các hoạt động và các thành viên trong nhóm xây dựng học liệu điện tử trong các giai đoạn khác nhau của quá trình, tổ chức đánh giá, nghiệm thu và chuyển giao kết quả cho Nhà trường.
– Chuyên gia thiết kế giảng dạy (IDs)
IDs được yêu cầu có phương pháp sư phạm và am hiểu về ứng dụng CNTT, có kinh nghiệm trong xây dựng học liệu điện tử, chịu trách nhiệm về chiến lược giảng dạy chung. Chuyên gia thiết kế giảng dạy làm việc với các nhà quản lý để hiểu mục tiêu của chương trình đào tạo, cộng tác với các giảng viên chuyên môn để thiết kế nội dung khóa học, hoạt động giảng dạy cho học liệu điện tử, phát triển trình tự học tập, chọn chiến lược giảng dạy thích hợp và hỗ trợ trong việc xác định chiến lược phân phối nội dung và đánh giá, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Nội dung do giảng viên chuyên môn cung cấp được thiết kế có sự tích hợp tính sư phạm trong nội dung với các kỹ thuật trình bày giúp bài giảng trở nên hấp dẫn và thêm vào các yếu tố đa phương tiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức.
– Giảng viên chuyên môn hoặc chuyên gia (SMEs)
SMEs cộng tác với các ID trong việc thiết kế nội dung khóa học, hoạt động giảng dạy cho học liệu điện tử, phát triển trình tự học tập, chọn chiến lược giảng dạy thích hợp và hỗ trợ trong việc xác định chiến lược phân phối nội dung và đánh giá, đáp ứng mục tiêu đặt ra. Sản phẩm của SMEs và IDs kết hợp là kịch bản sư phạm học liệu điện tử.
– Chuyên gia phát triển nội dung (MDs)
MDs được yêu cầu có trình độ về CNTT để ứng dụng CNTT phát triển các khóa học theo bản phác thảo của ID; MDs thực hiện lắp ráp các hoạt động học tập, phát triển phương tiện truyền thông và các thành phần tương tác, tạo khóa học, điều chỉnh giao diện của một nền tảng học tập (ví dụ: Moodle) và có thể cài đặt chương trình học trên máy chủ Web.
– Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Specialists)
Các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật gồm 2 nhóm:
1) Nhóm hỗ trợ về công nghệ được yêu cầu có trình độ chuyên sâu về CNTT có khả năng hỗ trợ những kỹ thuật phức tạp, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm, cài đặt, triển khai. Các chuyên gia này sẽ tham gia ở mọi giai đoạn của quy trình, tư vấn cho IDs, hỗ trợ MDs, tư vấn kỹ thuật cho Giảng viên chuyên môn trong việc thực hiện giảng dạy trực tuyến.
2) Nhóm chuyên gia kỹ thuật trường quay được tập huấn phương pháp sử dụng kỹ thuật, phần mềm, thiết bị trường quay (studio) để hỗ trợ MDs xây dựng các video bài giảng.
Năng lực đội ngũ thiết kế, kỹ thuật EHOU (IDs, MDs, TSS):
Đội ngũ thiết kế, kỹ thuật được đào tạo bài bản, mỗi thành viên đều được tuyển chọn từ các cử nhân, thạc sỹ CNTT có lòng say mê với CNTT, với E-learning.
Nhiều thành viên đã được đào tạo thông qua các khóa học phát triển nội dung, học liệu điện tử của quốc tế do SEAMOLEC, dự án KOICA, các chuyên gia các trường ĐH ảo của Hàn Quốc… tổ chức huấn luyện.
Các thành viên tham gia phát triển nội dung đều có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm:
– Công cụ soạn thảo: Word, Power Point, Office 365, Slide Show,…
– Phần mềm xử lý hình ảnh, đồ họa: Illustrator, Corel, Photoshop…
– Phần mềm ghi hình, ghi âm: Audition, Cubase, Goldway, Premiere, Camtasia,…
– Phần mềm tạo hiệu ứng Video: After Effect…
– Phần mềm đóng gói bài giảng điện tử (chuẩn SCORM): Storyline 3, Articulate 360, Captivate 2019…
– Phần mềm đóng gói dạng Ebook 3D: FlipBook Maker, FlipBuider, Flip PDF…
– ThS. Ngô Văn Đức
– ThS. Lưu Tiến Trung
– ThS. Lê Ngọc Hân
– ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
– ThS. Nguyễn Đình Tuân
– ThS. Vũ Hoàng Đức
– ThS. Nguyễn Hữu Toàn
– Nguyễn Tiến Dũng
Trung tâm đã ứng dụng một số giải pháp công nghệ trong xây dựng học liệu, bước đầu triển khai gồm:
Học liệu điện tử dạng 3D Ebook tương tác:
Giáo trình được thiết kế nội dung theo style infographic, cô đọng, vắn tắt. Ebook tích hợp Audio, Video và bài tập, câu hỏi tương tác.
Học tập dựa trên trò chơi (Game base learning):
Học liệu được thiết kế sử dụng các yếu tố trò chơi để tạo hiệu quả truyền đạt kiến thức, xây dựng một kết nối cảm xúc, gợi ra câu trả lời từ người học, thúc đẩy sự cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn và giúp duy trì tiếp thu kiến thức lâu hơn. Nội dung học tập và đánh giá có thể được game hóa bằng các yếu tố trò chơi như điểm, cấp độ, điểm số và bảng xếp hạng.
Học liệu dạng mô phỏng (Simulations):
Ngày nay, nhiều tổ chức đang sử dụng các mô phỏng trong các khóa học trực tuyến của họ để truyền đạt đào tạo hiệu quả cho lực lượng lao động toàn cầu của họ. Phương pháp học tập dựa trên mô phỏng các hệ thống được nhúng vào các lớp học trực tuyến, giúp cung cấp một môi trường ảo để giúp người học và thực hành các kỹ năng cụ thể. (theo tài liệu “Instructional Design Strategies to Design Engaging eLearning Courses”). Mô phỏng được sử dụng để giúp người học trở nên quen thuộc với phần mềm mới, máy móc thiết bị, quy trình hoặc các sản phẩm phức tạp mà họ cần để xử lý trong thực tế công việc/cuộc sống, đảm bảo được các mức độ tiếp thu nhận thức gồm: Kiến thức và vận dụng (theo mô hình phân loại nhận thức của Bloom).
Mô phỏng giúp người học:
– Tự do học hỏi từ những sai lầm
– Môi trường học tập thân thiện
– Tư duy vấn đề theo chiều sâu
– Tăng cường sự tương tác trong học tập
– Cải thiện hiệu quả học tập
Một mô phỏng bao gồm các yếu tố: môi trường mô phỏng có giám sát, nhân vật và kịch bản.
Mô phỏng Watch-Try-Do (thường được sử dụng trong việc thiết kế các khóa học trực tuyến nhằm đào tạo người dùng sử dụng một phần mềm, hoặc sản phẩm cụ thể.):
– Watch (xem): người học sẽ xem bản trình diễn mẫu của hệ thống hoặc người hướng dẫn.
– Try (thử): người học tự thực hiện các bước, được hỗ trợ gợi ý hoặc nhắc nhở nếu thực hiện không đúng yêu cầu.
– Do (thực hiện): người học thực hiện các bước mà không có bất kỳ hướng dẫn nào.
Xây dựng học liệu UNESCO: “phòng chống thiên tai” xem bài mẫu tại đây
Học liệu “Bình đẳng giới” xem bài mẫu tại đây
Học liệu định dạng M-book xem bài mẫu tại đây
Tài liệu học tập dựa trên câu hỏi và nhận định xem bài mẫu tại đây
Bài giảng tương tác đa phương tiện xem bài mẫu tại đây
Học liệu dạng Gamification xem bài mẫu tại đây
BÀI VIẾT LIÊN QUAN